Kiểu Dữ Liệu
Kiểu Chuỗi
Chuỗi bao gồm nhiều ký tự và được đặt trong dấu ngoặc đơn hoặc ngoặc kép. Ví dụ:
var myString1 = 'Hello';
var myString2 = "Goodbye";
Nếu chuỗi ký tự được đặt trong ngoặc đơn và chuỗi bao gồm ngoặc đơn thì bạn cần phải đặt ký tự \
trước ngoặc để escape (thoát) nó, ví dụ:
var mySingleQuote = 'I\'m John';
Tương tự với ngoặc kép:
var myDoubleQuote = "Hello \" double quotes";
Nối Chuỗi
Để nối chuỗi với nhau chúng ta sử dụng phép toán cộng +
:
var firstname = 'John';
var lastname = 'Doe';
var fullname = firstname + ' ' + lastname;
console.log(fullname);
Kiểu Số
Kiểu số dùng để biểu diễn số tự nhiên và số thực dấu phảy động (floating number).
Ví dụ:
var a = 5;
console.log(typeof a);
var b = 5.55;
console.log(typeof b);
Khi thực hiện phép toán cộng (+
) trên một số với một chuỗi kết quả nhận được sẽ là một chuỗi. Ví dụ:
var a = 3;
var b = '5';
var c = a + b;
console.log(c);
console.log(typeof c);
Mảng
Mảng rất thuận tiên khi chúng ta cần lưu nhiều dữ liệu (kiểu dữ liệu). Ở ví dụ dưới chúng ta có một mảng lưu trữ 4 giá trị:
var arr = [1, 5, 7, 'nine'];
Trong ví dụ trên các giá trị 1
, 5
, 7
và 'nine'
là các phần tử trong mảng. Để truy cập phần tử trong mảng ta sử dụng index
(số thứ tự) của phần tử đó. Index trong mảng bắt đầu là 0 sau đõ mỗi phần tử sau sẽ có index tằng 1 đơn vị. Ví dụ:
var arr = [1, 5, 7, 'nine'];
console.log(arr[0]);
console.log(arr[2]);
Để đếm số lượng phần tử trong mảng (hay còn gọi là độ dài của mảng), chúng ta sử dụng hàm length
.
var arr = [1, 5, 7, 'nine'];
console.log(arr.length);
Để thêm phần tử vào cuối mảng chúng ta sử dụng cú pháp sau:
var arr = [1, 5, 7, 'nine'];
arr.push('123');
console.log(arr);
Để loại bỏ phần tử cuối cùng ra khỏi mảng chúng ta sử dụng cú pháp sau:
var arr = [1, 5, 7, 'nine'];
arr.pop();
console.log(arr);
Tương tự với push
và pop
chúng ta có unshift
và shift
để thêm phần tử vào đầu mảng hoặc xóa bỏ phần tử ở đầu mảng.
Kiểu Boolean
Kiểu này chỉ nhận 2 giá trị là true
hoặc false
. Nó được dùng phổ biến trong các phép toán về logic hoặc trong cấu trúc điều kiện mà bạn sẽ được tìm hiểu trong phần tới.
var a = 1;
console.log(a > 2);
console.log(a > 0);
NaN
NaN (not a number) kiểu này xuất hiện khi chúng ta thực hiện một phép toán không hợp lệ, ví dụ:
var a = 5;
var b = 'string';
var c = a * b;
console.log(c);
undefied
Kiểu này xuất hiện khi chúng ta truy cập một biến chưa được khai báo:
console.log(typeof xyz);
Object
Javascript là ngôn ngữ hướng đối tượng và hâu hết mọi thứ trong Javascript đều là object. Ngay cả mảng cũng là một object.
var arr = [1, 5, 7, 'nine'];
console.log(typeof arr);
Để tạo một đối tượng chúng ta sử dụng cú pháp đơn giản như sau:
var me = {name: 'John Doe', age: 24};
console.log(typeof me);
Thuộc Tính
ở đây biến me
là một object với 2 thuộc tính (property) là name
và age
. Để truy cập property của object chúng ta sử dụng dấu .
(dot syntax):
var me = {name: 'John Doe', age: 24};
console.log(me.name);
console.log(me.age);
Bạn cũng có thể thêm thuộc tính vào object trên:
var me = {name: 'John Doe', age: 24};
me.email = 'johndoe@example.net';
console.log(me);
Method
Method của object giống như một hàm, tuy nhiên hàm này chỉ tồn tại trong phạm vi của object đó.
var me = {
name: 'John Doe',
age: 24,
say: function () {
alert('Hi, my name is: ' + this.name);
}
};
Ở đây say
là method của me
. Method được gọi giống như gọi hàm:
me.say();
Trong ví dụ trên chúng ta sử dụng từ khóa this
. this
được sử dụng bên trong method của object để gọi chính object đó. Do đó, bên trong method say
thay vì sử dụng me.name
chúng ta sử dụng this.name
.